Tin tức
Thông thủy là gì? Diện tích thông thủy nên biết
Cách tính kích thước thông thuỷ khi lắp đặt cửa cuốn như thế nào? chúng ta cùng tìm hiểu xem nhé!Hiện nay, việc tạo cho gia đình mình một không gian sống đẹp đẽ, thoải mái là điều mà rất nhiều người đang hướng đến. Đây được xem như là một việc quan trọng của đời người. Và với bất kỳ không gian nào cũng cần phải tính toán và đo đạc một cách chính xác và rõ ràng. Thông thủy chính là cái tên được nhắc đến rất nhiều trong quá trình thiết kế thi công. Vậy thông thủy là gì? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu sâu hơn về những vấn đề liên quan đến thông thuỷ.
Thông Thủy Là Gì?
Thông thủy là gì và thông thủy tiếng Anh là gì? Trong tiếng Anh, thông thủy có nghĩa là Clearance. Theo từ gốc Hán Việt thì thông thủy có nghĩa là nước chảy qua mà không bị vướng mắc bất kỳ một thứ gì, không có gì ngăn cản dòng nước chảy qua.
Còn thông thủy trong xây dựng được định nghĩa như thế nào? Đấy chính là khoảng cách giữa hai cạnh đối diện của kết cấu công trình.
Diện Tích Thông Thủy Là Gì ?
Diện tích thông thủy nghĩa là gì ? Đó chính là phần diện tích mà nước có thể tràn được vào căn hộ, nói nôm na là diện tích có thể chứa được nước. Khái niệm này được biết đến để tính toán khi mua nhà đất.
Trong tiếng Anh, diện tích thông thủy có nghĩa là Clearance Area. Nó bao gồm cả diện tích ban công, tường ngăn hay lô gia của các phòng bên trong căn hộ và không tính tường bao quanh, phân chia căn hộ, tường bao quanh ngôi nhà.
Khi tính ra diện tích thông thủy, bạn sẽ biết khu vực trong ngôi nhà có thể sử dụng được là bao nhiêu. Và khi tính ra được phần diện tích này, bạn sẽ làm được rất nhiều thứ như lắp đặt nội thất sao cho phù hợp, lát sàn sao cho tiết kiệm nhất,…
Bên cạnh đó, diện tích lọt lòng là tên gọi khác của diện tích thông thủy, bên nước ngoài người ta gọi đó là diện tích trải thảm.
Chiều Cao Thông Thủy Là Gì?
Kích thước chính là một yếu tố quyết định tới kết cấu chung của ngôi nhà và nó còn có thể ảnh hưởng tới phong thủy cũng như sức khỏe của mọi gia đình. Kích thước lọt lòng cũng chính là tên gọi của chiều cao thông thủy.
- Trong tiếng Anh, chiều cao thông thủy chính là clearance height.
- Chiều cao thông thủy là 1 thuật ngữ dùng để chỉ các số đo mang lại sự may mắn và tài lộc cho con người. Còn trong ngành xây dựng, chiều dài thông thủy được áp dụng cho các đồ nội thất như cửa chính, cửa sổ, bàn làm việc…
Chính vì thế nên khi tính chiều cao thông thủy, ta sẽ phải căn cứ vào kích thước của khoảng trống, đấy chính là nơi mà không khí có thể đi qua. Khi tính chiều cao thông thủy, người ta thường tính bằng kích thước từ mặt sàn lên đến mặt dưới của kết cấu chịu lực.
Chiều rộng Thông Thủy Là Gì?
Chiều rộng thông thủy là khoảng cách giữa 2 bờ tường đối diện nhau. Còn nếu như có cột thì ta phải tính từ cột đến tường hay cột đối diện. Vậy nên ta có thể tính được chiều rộng thông thủy một cách dễ dàng.
Thước Lỗ Ban Thông Thủy Là Gì? Các Loại Thước Lỗ Ban Thông Thủy
Trong xây dựng, có rất nhiều loại thước như thước Eke, thước thẳng, thước thông thủy,... Thế nhưng khi cái tên thước thông thủy được nhắc tới, nhiều người lại tỏ ra lúng túng không hiểu cũng như không biết cách sử dụng.
Thước lỗ ban thông thủy là gì?
Thước lỗ ban thông thủy chính là thước được dùng khi đo đạc trong xây dựng Dương Trạch (nhà cửa).
Ở trên thước, người ta có chia các kích thước địa lý thông thường cùng với các cung, từ đó giúp người dùng phân định được các khoảng tốt hay xấu để biết được rằng đâu là kích thước lựa chọn phù hợp nhất. Đây chính là một trong 3 loại thước có vai trò quan trọng trong xây dựng.
Các loại thước lỗ ban thông thủy
Loại thước lỗ ban mà chúng tôi muốn nhắc tới đấy chính là thước lỗ ban 52,2cm. Loại thước này có chiều dài chính xác là 520mm. Và nó được chia làm 8 cung lớn: Quý Nhân, Hiểm Họa, Thiên Tai, Thiên Tài, Nhân Lộc, Cô Độc, Thiên Tặc, Tể Tướng. Với mỗi cung lớn sẽ dài 65mm, và mỗi cung lớn tiếp tục được chia ra làm 5 cung nhỏ, mỗi cung nhỏ có độ dài 13mm.
Quy Định Về Chiều Cao Thông Thủy
Để biết rõ hơn về quy định chiều cao thông thủy, chúng ta nên hiểu khoảng cách thông thủy là gì trước. Khoảng cách thông thủy chính là một khoảng rỗng ở bên trong, là nơi có nước hoặc khí đi qua. Khi xác định khoảng cách thông thủy, ta sẽ đo theo chiều cao từ mặt đất lên tới bề mặt trần nhà hay cũng có thể là xà chịu lực.
Vậy quy định về chiều cao thông thủy như thế nào? Dưới đây là những chiều cao tối thiểu của các dạng phòng được quy định:
- Với phòng làm việc, chiều cao tối thiểu là: 3m
- Nhà bảo vệ nếu tách khỏi công trình chính, chiều cao tối thiểu là: 2,7m
- Hành lang chung, chiều cao tối thiểu là: 2,4m
- Tầng hầm và tầng nửa hầm, chiều cao tối thiểu là: 2,2m
- Nhà để xe ô tô con, chiều cao tối thiểu là: 2,7m
- Nhà để xe ô tô tải, chiều cao tối thiểu là: 3,9m
- Nhà để xe đạp: 2,2m
- Phòng kho, phòng vệ sinh, chiều cao tối thiểu là: 2,2m
Cách Tính Kích Thước Thông Thủy Cửa Trong Xây Dựng Như Thế Nào?
Kích thước thông thủy, hay còn có tên gọi khác là kích thước lọt gió, lọt sáng hay lọt lòng. Trong xây dựng, để tính kích thước thông thủy, bạn cần tính luôn cả chiều rộng và chiều cao.
Công thức tính diện tích thông thủy cửa trong xây dựng:
1. Cửa đi mở quay 1, 2 và 4 cánh
Cửa đi không có vách kính: Thông thủy rộng = Kích thước phủ bì – 132mm
Thông thủy cao = Kích thước phủ bì – 66mm
Cửa đi có vách kính: Thông thủy rộng = Kích thước phủ bì – 132mm
Thông thủy cao = Kích thước phủ bì – 37.5mm
2. Cửa sổ mở quay và mở hất 1,2 cánh
Cửa sổ không có vách kính: Thông thủy rộng = Kích thước phủ bì – 100mm
Thông thủy cao = Kích thước phủ bì – 100mm
Cửa sổ có vách kính: Thông thủy rộng = Kích thước phủ bì – 100mm
Thông thủy cao = Kích thước phủ bì – 87.5mm
3. Cửa sổ trượt 2 cánh
Cửa sổ không có vách kính: Thông thủy rộng = Kích thước phủ bì – 68mm
Thông thủy cao = Kích thước phủ bì – 65mm
Cửa sổ có vách kính: Thông thủy rộng = Kích thước phủ bì – 68mm
Thông thủy cao = Kích thước phủ bì – 54mm
Cách Đo Thông Thủy Các Loại Cửa Ra Vào Với Thước Lỗ Ban
Để đo thông thủy, ta cần hiểu được khoảng không thông thủy là gì? Khoảng không thông thủy có thể hiểu nôm na chính là khoảng có thể chứa được nước.
Cách đo thông thủy các loại cửa ra vào với thước lỗ ban:
Để đo thông thủy một cách chính xác nhất, thì bạn không đo cánh cửa và phần mở mang tính động, mặc dù thước đó là lỗ ban. Nói rõ hơn thì đo phần lọt lòng nhỏ nhất của khuôn bao. Còn về chiều cao, cần đo và tính khoảng lọt lòng của phần sàn hoàn thiện cho đến phần thấp nhất khuôn bao phía trên.
Phân Biệt Diện Tích Thông Thủy Và Diện Tích Tim Tường
Để có thể phân biệt được diện tích thông thủy với diện tích tim tường, chung ta cần phải hiểu rõ được diện tích thông thủy và tim tường là gì?
Diện tích thông thủy là gì? Đây chính là phần diện tích bao gồm diện tích tường ngăn với các phòng bên trong nhà.
Còn diện tích tim tường là gì? Diện tích tim tường còn có tên gọi khác là diện tích sàn xây dựng. Nó được tính bao gồm tường của ngôi nhà, các bức tường bao quanh ngôi nhà, diện tích sàn có cột hay hộp kỹ thuật nằm bên trong căn nhà. Cũng chính là phần diện tích thông thủy khi tính toán bị trừ đi.
Mục Đích Của Việc Xác Định Thông Thủy
Với việc xác định thông thủy, mục đích là để xác định được diện tích mà gia chủ sử dụng thực tế so với diện tích mà họ phải bỏ tiền ra để trả. Diện tích thông thủy càng sát với diện tích ở ngoài thì càng tốt.
Một lưu ý khi đi mua nhà là thường sẽ có 2 loại diện tích trên giấy tờ hợp đồng, vậy nên bạn cần lưu ý để tránh bị thiệt hại cho mình. Đây cũng chính là điều mà các kiến trúc sư cần lưu ý. Họ phải thiết kế để đảm bảo diện tích thông thủy là lớn nhất.
Trên đây là những chia sẻ về thông thủy là gì và các vấn đề liên quan đến thông thủy. Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn có cái nhìn tổng quan việc tính toán cũng như thiết kế cho các không gian thêm phần hoàn hảo hơn.
XEM THÊM CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Kích thước phủ bì là gì ? Cách tính kích thước phủ bì chuẩn
Cách chọn kích thước cửa cuốn chuẩn theo phong thủy
Kích thước hộp cửa cuốn và cấu tạo của hộp cửa cuốn kỹ thuật
Thông thủy là gì ? Diện tích thông thủy là gì ? Tìm hiểu ngay
Kích thước cửa cuốn Gara chuẩn phù hợp theo phong thủy?